NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG CỦA GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Hiện nay, các đồ gốm sứ đẹp Bát Tràng đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, ra cả nước ngoài. Một số sản phẩm tiêu biểu như lọ độc bình, song bình, ấm chén…đã được các du khách nước ngoài yêu thích. Nhiều nghệ nhân Nhật Bản cũng bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng cùng màu men giản dị, mộc mạc của gốm Bát Tràng.Từ nhiều thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp nhưng phần nhiều là đồ thờ. Về sau, do thị hiếu phát triển, nhu cầu thị trường ngày càng cao, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến là bát, đĩa, bình, lọ. Cái tài của người làng gốm Bát Tràng được phát huy cao độ trong cơ chế thị trường hiện đại. Nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại cũng như kiểu dáng được sản xuất. Các loại gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, gốm cao cấp dần được sản xuất nhiều. Những mặt hàng truyền thống chỉ được làm khi có khách đặt để trùng tu phục chế lại các di tích cổ.
Nguồn gốc của gốm bát tràng.
Khi những người dân Bạch Bát đến vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, Họ đã lập phường làm nghề gốm; lúc đầu thôn Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ Phường, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán và làm quan. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay.
Giá trị văn hoá truyền thống
Những sản phẩm của gốm sứ Bát Tràng là sự kết hợp hoàn hảo giữa kinh nghiệm và giá trị truyền thống lịch sử đã mang đến cho Bát Tràng những lợi thế nhất định trong ngành du lịch, với những công trình còn nguyên những giá trị văn hóa, làng gốm Bát Tràng ngày nay đã trở thành một địa điểm du lịch thu hút nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu. Khi bạn đến Bát Tràng sẽ được chính những người dân nơi đây là những hướng dẫn viên sẽ kể cho bạn những câu chuyện của làng, quá trình hình thành và phát triển làng cũng như những công đoạn làm nên một sản phẩm bằng gốm. Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển, công cuộc hiện đại hóa được tối ưu thì Bát Tràn cũng vậy, chuyển mình theo những xu hướng mới, tuy nhiên vẫn giữ những giá trị truyền thống đã gắn bó từ bao đời nay. Đó là nét đặc trưng của làng gốm sứ Bát Tràng.
Gốm sứ gắn liền với truyền thống yêu nước Việt Nam
Trải qua bao đời xây dựng và phát triển, làng nghề Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét bình yên, cổ truyền đáng quý. Khách du lịch bốn phương tới tham quan, không chỉ bị cuốn hút bởi những sản phẩm gốm sứ đẹp, tinh tế mà còn cảm nhận rõ những dấu ấn thời gian với đầy đủ nét trầm mặc, cổ xưa đọng lại trong từng viên gạch, hòn đất nơi đây.
Nhận xét
Đăng nhận xét