GỐM VIỆT NAM

Gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu là loại gốm cổ truyền Việt Nam thuộc tỉnh Hải Dương xuất hiện từ thế kỉ 13, phát triển rực rỡ vào giai đoạn thế kỷ 14, đến thế kỷ 17 gốm Chu Đậu bị thất truyền. Sau hơn ba thế kỷ vắng bóng thì gốm Chu Đậu đã được hồi sinh và dần trở thành mặt hàng giá trị ở các thị trường trong và ngoài nước.

Với nguyên liệu làm gốm là đất sét trắng, sau khi trả qua quá trình lắng, lọc, ủ để loại bỏ tạp chất, nguyên liệu gốm được người thợ chuốt nặng trên bàn xoay để tạo hình.

Họa tiết trên gốm Chu Đậu đều được vẽ tỉ mỉ
Họa tiết trên gốm Chu Đậu đều vẽ tỉ mỉ

Nhiều nhà chuyên môn đã đánh giá gốm Chu Đậu là một loại gốm “mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”. Từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí… tất cả đều đẹp hoàn hảo. Gốm sứ Chu Đậu đạt đỉnh cao về nghệ thuật bởi những họa tiết, hoa văn trên gốm đều đậm đà bản sắc dân tộc. Các hoa tiết được thể hiện qua hình thức vẽ, khắc, đắp nổi mang nét phóng khoáng, hài hòa, trữ tình,tinh xảo.

Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas và lò than thủ công. Một số sản phẩm nổi bật của gốm sứ Chu Đậu như các loại chậu, bình hoa, bát đĩa, …đều được người yêu gốm trong nước và khách hàng nước ngoài đón nhận và đánh giá cao.

Làng Gốm Bát Tràng

Cùng với gốm Chu Đậu thì làng nghề gốm Bát Tràng cũng có bề dày lịch sử khá lâu vào khoảng thế kỷ 15. Làng gốm nằm tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm Hà Nội.

Để làm ra được những sản phẩm gốm, người thợ Bát Tràng đã phải trãi qua các công đoạn chọn đất, xử lý-pha chế, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và nung sản phẩm. Tất cả các công đoạn này đều được tiến hành theo một quy trình nghiêm ngặt.

Ngoài ra, gốm Bát Tràng được biết đến là làng gốm duy nhất ở Việt Nam còn lưu giữ được nhiều dòng men cổ. Trong đó, men màu búp dong là loại men được sử dụng nhiều nhất. Đặc biệt, gốm Bát Tràng đã có men lam, men nâu, men trắng (ngà), men ngọc, men rạn. Cho đến nay, bí quyết pha men tại Bát Tràng những nơi khác khó mà sao chép được.

Sản phẩm gốm Bát Tràng được trau chuốt trong từ chi tiết nhỏ
Sản phẩm gốm Bát Tràng được trau chuốt trong từ chi tiết nhỏ

Nhờ đôi bàn tay điêu luyện cộng với sự chuyên tâm của các nghệ nhân trong từng khâu tạo dáng, tạo hoa văn cho sản phẩm.  Các hoạ tiết, hoa văn trên gốm Bát Tràng phần lớn được vẽ thủ công, nét vẽ mềm mại, mỏng mảnh. Hoa văn được sử dụng nhiều trong gốm Bát Tràng là rồng phượng, tùng-cúc – trúc – mai, chim muông, cây cảnh hoa lá, nhằm phản ảnh đời sống tâm linh cũng như cuộc sống đời thường của người dân Việt Nam.

Làng gốm Phù Lãng

Làng gốm Phù Lãng nằm ở huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh, được hình thành và phát triển song song với Gốm Bát Tràng, cũng được nhắc đến là một trong những làng nghề gốm sứ Việt Nam có mặt rất sớm. Tuy nhiên, so với gốm Bát Tràng thì gốm Phù Lãng có đặc điểm riêng về màu men gốm.Men gốm Phù Lãng chủ yếu là men màu da lươn, phần lớn để mộc không phủ men.

Nét đặc trưng của gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong (chạm kép) chứ không dùng khuôn mà tạo hình trên bàn xoay.

Cho đến ngày nay, các sản phẩm gốm của Phù Lãng đều được nung bằng lò bầu dùng than củi. Các sản phẩm chủ yếu là gốm gia dụng, chum, vại, tiểu sành từ đất sét đỏ

Gốm Phù lãng từng có giai đoạn suy thoái và gần như mai một nhưng hiện nay các nghệ nhân đã thổi hồn mới vào Gốm cũ, chuyển hướng sang sản xuất gốm Mỹ Nghệ, sử dụng nhiều màu sắc để trang trí sản phẩm nên gốm Phù đang dần thoát khỏi cảnh suy thoái và dần phát triển trở lại.

Làng Gốm Thổ Hà

Làng gốm Phổ Hà là một trong những chiếc nôi của nghề gốm sứ Việt Nam nằm tại tỉnh Bắc Giang. Làng gốm xuất hiện khoảng thế kỷ 12 nổi tiếng một thời với các sản phẩm gốm mộc phủ men da lươn, đa phần là gốm dân dụng như lu, chậu…

Để tạo ra những sản phẩm bền đẹp, các nghệ nhân gốm Phổ Hà đã sử dụng đất sét vàng, sét xanh, ít sạn và tạp chất dễ tạo hình.

Nét đặc trưng của gốm Thổ Hà là không dùng men, sản phẩm được nung ở nhiệt độ cao tự chảy men và thành sành. Gốm có màu nâu sẫm, thâm tím, gõ thành tiếng như thép, đựng chất lỏng không thấm, chất rắn đầy chặc không lo ẩm móc, bền và giữ màu tốt theo thời gian.

Tuy nhiên, đến khoảng vào những năm 80 các sản phẩm chum, vại bằng sành… khó bán nên đã đặt dấu chấm hết cho một làng nghề gốm sứ Việt Nam – Gốm Phù Lãng.

Làng Gốm Phước Tích

Làng gốm Phước Tích nằm ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ban đầu các sản phẩm gốm được sản xuất để phục vụ cho cung đình Triều Nguyễn, chủ yếu là gốm gia dụng như lu, chậu, nồi đất, siêu thuốc…với hoa văn đơn giản.

Gốm Phước Tích từng có giai đoạn suy tàn và đang trong quá trình khồi phục lại
Gốm Phước Tích từng có giai đoạn suy tàn và đang trong quá trình khồi phục lại

Loại đất sét làm gốm ở đây sau khi nung có màu xám đen. Các công cụ sản xuất cua người thợ Phước Tích rất thô sơ như thêu, nề đất, bàn chuốt, bàn xên hoàn toàn bằng thủ công. Người thợ chế tạo sản phẩm trực tiếp bằng tay. Lò nung được sử dụng là lò sấp và lò ngửa.

Làng Gốm này đã từng bị suy tàn và đến nay đang được khôi phục lại theo hướng sản xuất Gốm Mỹ Nghệ nhưng vẫn chưa gặt hái nhiều thành công.

Nhận xét